Bài Đảng bộ và nhân dân xã Hiệp Lực chuẩn bị tốt phương án Phòng chống
Thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023!
Thưa các đồng chí cùng toàn thể nhân dân!
Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hệ thống sông ngòi chằng chịt, khí hậu nóng và ẩm, lượng mưa trung bình hàng năm cao so với các nước trong khu vực, điều đó rất thuận lợi cho nông nghiệp và phát triển chăn nuôi. Thiên nhiên và con người luôn gắn bó với nhau, nhưng có nơi, có lúc Thiên nhiên cũng gieo rắc cho con người những tổn thất thật ghê gớm. Để tồn tại ngay từ buổi khai Thiên lập địa con người ta đó có ý thức chế ngự, chinh phục Thiên nhiên nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những rủi ro do Thiên nhiên gây ra.
Hiệp Lực là một xã đồng bằng, phía nam là tuyến đê tả Sông luộc chạy dài khoảng 03 km từ trạm bơm Hiệp Lễ đến Cống sao. Trước năm 1945 con đê còn nhỏ và thấp, mùa mưa lụt nước mấp mộ mặt con trạch mỏng manh luôn luôn là mối đe doạ đời sống, tinh thần của cả một vùng dân cư rộng lớn phía Nam tỉnh Hải Dương. Người nông dân sản xuất chỉ trông vào vụ lúa chiêm làm chính, vụ mùa chỉ cần một trận mưa to là lụt lội trên diện rộng, nhiều chỗ phải đi lại bằng thuyền, cấy lúa bấp bênh nên đa số nhân dân sống trong cảnh cơ hàn, nghèo đói. Đâu đâu nhân dân cũng có cảnh gia đình, anh em, người thân ly tán, kẻ nam người bắc kiếm kế sinh nhai. Cách mạng tháng tám thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ vĩ đại Công tác phòng chống lụt bão được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, coi thuỷ hoả là hiểm hoạ như đạo tặc. Chính vì vậy Đê Sông, Kè Cống được tu sửa, bồi trác nhiều lần, độ vững chắc đạt đến mức ổn định như hiện nay. Hàng năm từ tháng 4 đến tháng 8 âm lịch công tác phòng chống lụt, phòng hộ đê được coi trọng, thông qua các cuộc báo động tập dượt theo phương án, đề phòng mọi bất trắc. Trận lụt năm 1971 vừa là một bài học thực tiễn còn in đậm trong tiềm thức của nhiều người, vì vậy từ những năm 60, 70 của thế kỷ 20 cứ vào thời điểm này nhân dân ta sẵn có ý thức chuẩn bị đất hòn, quang sọt, đuốc, bao tải, mai, cuốc sẵn sàng cứu hộ khi có tiếng tù và, trống ngũ liên làm hiệu lệnh, người khoẻ thì lên mặt đê, những người ở lại chuẩn bị sơ tán người già, trẻ nhỏ và tài sản đến nơi an toàn. Chung sống với Thiên nhiên con người vừa khai thác cái mà Thiên nhiên ban tặng, nhưng luôn phải giữ cảnh giác đề phòng Thiên nhiên tác oai, tác quái. Vài chục năm trở lại đây do tác động tích cực của con người, Thiên nhiên chưa gây ra tai hoạ lớn, song không ai giám chắc Thiên nhiên không còn khả năng gây hại. Những năm vừa qua Đồng bào miền trung, Đồng bào Sông cửu long...đã liên tục phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do bão lũ để lại. Căn cứ Luật phòng chống Thiên tai ngày 19/6/2013,luật đê điều ngày 29 tháng 11; Luật thủy lợi ngày 19/6/2017 luật bổ xung một số điều của luật phòng chống Thiên tai và luật đê điều ngày 17/6/2020. Ngày 11/4/2023 UBND xã Hiệp Lực có quyết định thành lập Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của xã gồm 22 người do ông Lê Lương Hường Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban.
+ Tiểu ban tiền phương có 05 người do ông Đào Đình Cung - Phó chủ tịch UBND xã, Phó trưởng ban chỉ huy PCTT&TKCN xã - Trưởng tiểu ban. Tiểu ban có trách nhiệm huy động và tiếp nhận toàn bộ nguồn nhân lực, vật lực ứng trực cứu hộ đê khi cần thiết, có trách nhiệm về công tác PCTT và TKCN trên tuyến đê Sông luộc thuộc địa bàn được giao theo kế hoạch của huyện, tiểu ban chịu trách nhiệm thường trực 24/24 giờ khi có lệnh báo động số 03.
+ Tiểu ban Nội đồng có 05 người do Ông Đào Đình Cung – Phó chủ tịch UBND xã, Phó trưởng ban chỉ huy PCTT&TKCN xã làm Trưởng tiểu ban, có nhiệm vụ kiểm tra tiêu thoát nước nội đồng, bảo vệ mùa màng sản xuất của nhân dân.
+ Tiểu ban Hậu phương gồm 09 người do Ông Nguyến Tất Quyết- Trưởng công an xã, Phó trưởng ban chỉ huy PCTT&TKCN xã xã làm Trưởng tiểu ban. Có nhiệm vụ chuẩn bị hậu cần tại chỗ, huy động lực lượng người và phương tiện cung cấp cho tiền phương, có phương án sơ tán người và tài sản công dân đến nơi an toàn, giữ gìn bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội khi tình huống xẩy ra.
+ Thành lập Đại đội xung kích ứng cứu số lượng 150 người do ông Trương Ngọc Đăng chỉ huy trưởng quân sự chỉ huy.
+ Đội cắm cừ đào mò 25 người do ông Nguyễn Xuân Đức xã đội phó phụ trách. Dụng cụ mang theo. Dao 10 con; Vồ 10 cái; Cưa 05 cái
Chỉ tiêu giao cho các thôn cụ thể như sau:
Nhân lực, dụng cụ | Thôn Hiệp Thọ | Thôn Tiền | Thôn Trung | Thôn Mai Xá |
Nhân Lực | 100 người | 100 người | 110 người | 180 người |
Bao tải | 1500 chiếc | 1500 chiếc | 1500 chiếc | 2000 chiếc |
Mai, kéo | 30 cái | 30 cái | 30 cái | 50 cái |
Xẻng, cuốc | 20 cái | 20 cái | 20 cái | 50 cái |
Quang gánh | 20 đôi | 20 đôi | 30 đôi | 60 đôi |
Xe thồ | 15 chiếc | 15 chiếc | 15 chiếc | 20 chiếc |
Đuốc | 20 bó | 20 bó | 20 bó | 30 bó |
Cưa | 03 chiếc | 03 chiếc | 03 chiếc | 10 chiếc |
Vồ | 03 cái | 03 cái | 03 cái | 05 cái |
Đối với các hộ gia đình. Mỗi hộ chuẩn bị sẵn 02 bao tải, riêng xóm 6 và xóm 11 mỗi hộ có 02 bao đất dự phòng.
Thưa các đồng chí cùng toàn thể nhân dân. Mùa mưa bão đã đến, những bất trắc do thiên nhiên tiềm ẩn là điều không thể lường hết được. Nắm rõ quy luật- chuẩn bị đối phó nhằm chế ngự thiên nhiên là ý thức trách nhiệm của toàn đảng và toàn dân ta. Mong rằng mọi người, mọi gia đình, mọi đoàn thể xã hội nghiêm chỉnh chấp hành phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2023. Quyết tâm bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản công dân trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào./.
Thưa các đồng chí cùng toàn thể nhân dân, nhằm chủ động ứng phó khi có tình huống bão lũ xẩy ra. Ngày 05/7/2023 UBND huyện Ninh Giang đã tổ chức diễn tập PCTT&TKCN cấp huyện, địa điểm thục binh và nhân lực tham gia diễn tập là cán bộ và nhân dân xã Hiệp Lực, qua đợt diễn tập này nhằm giúp cho mỗi đồng chí trong Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã cũng như toàn thể nhân dân trong xã nắm được những kỹ năng, các bước thực hiện khi có tình huống xẩy ra, đảm bảo kịp thời, hạn chế thấp nhất thiệt hại về con người, tài sản của nhà nước và nhân dân./.