NÔNG THÔN MỚI
Ủy Ban Nhân Dân xã Hiệp Lực
31/05/2022 04:45:38

Tăng cường công tác phòng chống dịch tả châu phi trên địa bàn xã

UBND XÃ HIỆP LỰC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

BAN CHĂN NUÔI – THÚ Y

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

SỐ: 03TB- TY

       

Hiệp Lực, ngày 26 tháng 5 năm 2022

 
       
   
   
             

”V/v tăng cường công tác phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn xã

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (ASF) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh, xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi loại lợn. Bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng với tỷ lệ chết cao lên đến 100%. Bệnh không lây sang người nhưng gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chăn nuôi.

Đường lây nhiễm: lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc do tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp: chuồng trại, phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo, thức ăn..

Trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa làm sức đề kháng vật nuôi giảm, nguy cơ phát sinh dịch bệnh là rất cao.Hiện nay chưa có vac-xin và thuốc điều trị được bệnh Dịch tả lợn Châu Phi nên biện pháp hiệu quả nhất là biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Để chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm bệnh, phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi và kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên địa bàn xã Ban Thú xã khuyến cáo các hộ chăn nuôi khẩn trương thực hiện tốt các nội dung sau:

1.Thực hiện tốt quy trình tiêm vac-xin phòng bệnh quan trọng trên đàn

lợn như: Dịch tả lợn cổ điển, Tai xanh, Tụ dấu, Lở mồm long móng….

2.Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại:

-Thường xuyên phải thực hiện vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển, thức ăn, nước uống diệt các vật trung gian truyền bệnh; ruồi, muỗi, chuột..

- Định kỳ dùng thuốc khử trùng, tiêu độc, diệt côn trùng và khu vực quanh trại.

- Thuốc khử trùng phun định kỳ 1-2 lần/tuần.

- Thuốc diệt côn trùng phun dịnh kỳ 1-2 lần/tháng.

3. Quản lý giám sát người, phương tiện, động vật ra vào. Hạn chế nhân viên trong trại ra ngoài khi không cần thiết. Cổng xuất, cổng nhập phải có hố sát trùng, máy phun thuốc khử trùng. Người và phương tiện ra vào trại phải được phun, xịt thật kỹ thuốc sát trùng, rắc vôi bột xung quanh trại và đường ra vào trại. Nhập lợn có nguồn gốc rõ ràng, phải có nơi cách ly lợn mới nhập để theo dõi sức khỏe trước khi cho nhập đàn.

4.Chăm sóc nuôi dưỡng:

- Nâng cao sức đề kháng cho lợn bằng cách bổ sung các Vitamin, men tiêu hóa thường xuyên;

- Định kỳ trộn kháng sinh phòng bệnh đường tiêu hóa, hô hấp cho lợn. Giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn lợn hàng ngày. Khi phát hiện gia súc nhiễm bệnh phải nuôi cách ly và có hướng xử lý.

Người dân hoặc thú y cơ sở phát hiện lợn bị bệnh nghi bị bệnh Dịch tả lợn Châu Phi phải báo ngay với Trưởng ban thú y xã sau đó Trưởng ban thú y xã báo cáo ngay UBND xã đồng thời báo cáo TTDVNN huyện về kiểm tra từ đó có phương án xử lý kịp thời.

5. Một số biểu hiện, triệu chứng điển hình của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi:

- Sốt cao 41-42°C, bỏ ăn, nằm chồng lên nhau, khi điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả;

- Xuất huyết dưới da vùng bụng ngực, rìa tai, mõm (nốt xuất huyết dưới da của bệnh dịch tả lợn Châu Phi thường to hơn nốt xuất huyết dưới da của bênh Dịch tả lợn cổ điển);

- Tiêu chảy, ói, ho, khó thở, sảy thai;

- Hầu như 100% con có triệu chứng sẽ chết trong vòng 7 ngày. Những con sống sót sẽ mang trùng trong thời gian dài.

Trên đây là các biện pháp chủ động ngăn chặn phòng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, Ban Chăn nuôi – Thú y xã đề nghị, các trang trại và hộ chăn nuôi tập trung giám sát, theo dõi nắm bắt và thực hiện tốt nội dung thông báo trên trên./.



TM. BAN THÚ Y XÃ

TRƯỞNG BAN

Kim Văn Dương


TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ HIỆP LỰC - HUYỆN NINH GIANG

Trưởng Ban Biên tập: Ông lê lương hường

Địa chỉ: ubnd xã hiệp lực

Điện thoại: 0385871961

Email: leluongnoi@gmail.com

 
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0