NÔNG THÔN MỚI
Kế hoạch gieo cấy lúa chiêm xuân 2022
11/01/2022 03:43:05

Đài TT xã tuyên truyền kế hoạch gieo cấy lúa chiêm xuân năm 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ HIỆP LỰC
Số:02 /KH - UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hiệp Lực, ngày 10 tháng 01năm 2022
KẾ HOẠCH
SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2021- 2022
. I. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VỤ CHIÊM XUÂN 2021- 2022
Sản xuất vụ chiêm xuân 2021-2022, dự báo được tiến hành trong điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi
- Tỉnh và huyện có các chính sách đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp như: hỗ trợ giá giống, hỗ trợ thuốc diệt chuột... nhằm giảm bớt chi phí đầu vào cho nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất.
- Công tác tưới tiêu đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày một hiệu quả hơn, phục vụ kịp thời cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
- Các giống lúa năng suất, chất lượng cao, các TBKT về phân bón, thuốc BVTV, cơ giới hóa được áp dụng trên địa bàn xã mấy năm gần đây ngày một nhiều. Đặc biệt diện tích thu hoạch bằng máy được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.
2. Khó khăn:
- Thời tiết vụ chiêm xuân mấy năm gần đây có những diễn biến bất thường gây khó khăn cho sản xuất.
- Giá vật tư, ngày công lao động vẫn ở mức cao trong khi giá nông sản ở mức thấp nên chi phí sản xuất cao, nông dân thu lãi thấp gây tâm lý lo ngại cho người sản xuất.
- Tiêu thụ nông sản khó khăn, chủ yếu vẫn qua tư thương, ít hợp đồng đầu ra nên giá cả rất bấp bênh thiếu bền vững.
- Chuyển dịch lao động trẻ, khỏe từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ tiếp tục tăng, việc đảm bảo gieo cấy hết diện tích gặp khó khăn.
- Diện tích độc canh cây lúa và sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình vẫn chiếm tỷ lệ chính. Các mô hình thuê, đổi ruộng, tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hóa lớn còn ít.
II. MỤC TIÊU:
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch:
- Căn cứ kế hoạch số 1986/KH-SNN, ngày 23/11/2021 sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2021- 2022 của.
- Căn cứ đề án “ Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021- 2025” đã được UBND tỉnh ban hành theo Quyết định số 2271/QĐ- UBND, ngày 13/8/2021.
- Căn cứ chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2022 của Xã Hiệp Lực.
2. Mục tiêu:
Tổng diện tích gieo trồng: 302.5 ha.
2.1. Đối với cây lúa:
2.1.1. Diện tích: 205 ha.Năng suất: 65 tạ/ha.
2.1.2. Tỷ lệ cơ cấu trà: Trà xuân muộn: 100% DT gieo cấy, trong đó lúa chất lượng cao chiếm 80- 85% DT gieo cấy, lúa lai chiếm 5%.
2.1.3. Tỷ lệ cơ cấu giống :
- Lúa chất lượng cao diện tích: chiếm 85% trở lên gồm các giống chủ lực như, Bắc thơm 7, Thiên ưu 8;
- Lúa lai diện tích: chiếm 5% gồm các giống chủ lực VNR20, §µi th¬m 8
2.1.4. Đảm bảo gieo cấy hết 100% diện tích trong khung thời vụ.
2.2 Đối với rau màu:
2.2.1. Diện tích: 45 ha, gồm:
Cây ớt: 10 ha. Cây dưa chuột XK: 5 ha.
Cây Bí xanh: 5 ha. Cây rau màu khác: 25 ha.
2.2.2. Giá trị sản xuất đạt 100 triệu đồng/ha trở lên.
2.3 Đối với cây ăn quả:
Diện tích 68.5 ha, năng suất 50 tấn/ha, sản l­ượng 3.425 tấn
2.4 Quy vùng sản xuất tập trung:
- Phấn đấu quy vùng ít nhất 1 vùng sản xuất tập trung giống lúa chất lượng cao quy mô 30 ha trở lên gieo cấy 1 vùng- 1 giống- 1 thời gian, theo chỉ tiêu KH huyện giao. Phấn đấu sản xuất theo vùng tập trung, dần chấm dứt tình trạng 1 vùng nhiều giống.
III. GIẢI PHÁP
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành:
- Cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện kế hoạch trong toàn xã.
- Đảng ủy, UBND xã xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; phối hợp HTX tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
- HTX dịch vụ nông nghiệp hoạt động theo đúng luật HTX, bám sát các mục tiêu của kế hoạch khi xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng và phát huy được hiệu quả các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, tạo điều kiện để HTX liên doanh liên kết với nhau và liên kết với các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp dịch vụ đầu vào phục vụ sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Chỉ đạo gieo cấy đảm bảo diện tích không để xảy ra hiện tượng bỏ hoang ruộng.
- Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phối hợp tích cực vận động hội viên, đoàn viên tham gia thực hiện hoàn thành các mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch.
2. Nhóm giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật:
2.1- Cơ cấu trà lúa, giống lúa:
a. Trà xuân muộn: Tỷ lệ 100% gồm các giống lúa thuần: Q5, KM18, giống chất lượng cao như Bắc thơm, nếp 97, Thiên ưu 8. Lúa lai gồm: Nam ưu 209, Thái VNR20. Ưu tiên mở rộng diện tích trà xuân muộn, vì trà xuân muộn có bộ giống phong phú, thời gian sinh trưởng ngắn, chịu thâm canh cho năng suất cao, có thể tránh được thời tiết bất lợi đầu vụ vì không phải gieo mạ qua đông, nằm gọn trong thời tiết vụ xuân, giảm được thời gian quản lý, chăm sóc trên đồng ruộng.
Gieo mạ sân 01/2- 10/02/2022, cấy từ 15/02- 25/02/2022;
Gieo thẳng, gieo vãi từ 10/02- 15/02/2022.
2.2- Phương thức gieo cấy:
- Đối với trà xuân muộn áp dụng biện pháp gieo mạ sân, mạ trên nền đất cứng, gieo vãi, tuyệt đối không gieo mạ dược qua đông đối với các giống lúa gieo cấy ở trà xuân muộn.
2.3. Chăm sóc:
- Cần dùng 100% hạt giống đạt tiêu chuẩn giống nguyên chủng, xác nhận và giống tiến bộ kỹ thuật để gieo cấy. Khuyến khích tuyên truyền sử dụng các giống lúa lai.
- Chỉ đạo gieo mạ đúng thời vụ, quy vùng tập trung để gieo mạ, chọn vùng đất tốt chủ động tưới tiêu. Tuyệt đối không gieo mạ dược qua đông đối với các giống trà xuân muộn.
- Chủ động phòng chống rét cho mạ bằng cách điều tiết nước hợp lý, bón thúc thêm phân chuồng tro bếp mục, thực hiện gieo mạ theo luống và khi có rét đậm, rét hại nhất thiết phải che phủ nilon.
- Cần chuẩn bị giống ngắn ngày như: Q5, KM18, nếp 97, P6 đột biến, …để dự phòng xử lý khi thời tiết xấu diễn ra, đặc biệt là giống P6 ĐB rất ngắn ngày( 105 -115 ngày) sẽ thay thế tốt khi lúa chết phải gieo cấy lại.
- Thực hiện bón lót sâu, bón thúc sớm, tập trung để tránh thất thoát phân bón, lúa tốt ngay từ đầu, đẻ nhánh nhanh, tập trung, tăng số nhánh hữu hiệu.
- Bón đủ lượng phân, cân đối N-P-K, tăng lượng kali cho lúa lai, lúa chất lượng.
- Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch hại trên các loại cây trồng, áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại IPM theo nguyên tắc 4 đúng.
2.4. Biện pháp ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết:
- Tiến hành gieo cấy xung quanh tiết lập xuân ( 04/02/2022 vào mùng 04 tháng Giªng âm lịch) không gieo sớm nếu gặp nắng nóng nhiều lúa trỗ sớm năng suất thấp, không gieo muộn hơn mạ non nếu gặp rét đậm, rét hại cuối tháng 12 gây chết mạ. Theo dõi sát diễn biến của thời tiết, khí hậu để gieo mạ, gieo thẳng, cấy lúa xuân vào những ngày có nhiệt độ trung bình từ 150C trở lên.
- Bố trí thời vụ, các trà lúa, giống lúa và phương thức gieo cấy để lúa trỗ bông gọn, an toàn từ ngày 01- 15/5/2022.
2.5. Công tác thuỷ lợi:
Thực hiện tốt kế hoạch chống hạn và làm thuỷ lợi đông xuân 2021 - 2022, tập trung vào việc nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy, cải tạo và tu sửa các trạm bơm tưới tiêu, hố hút, đường điện… đảm bảo đủ nước ngả ải, làm đất gieo cấy kịp thời vụ, tưới dưỡng cho lúa, rau màu.
Có kế hoạch điều tiết nước hợp lý đối với các vùng sản xuất tập trung .
2.6. Làm đất:
Tập trung sử dụng tốt mọi nguồn sức kéo cày lật đất sớm để đất được ải, khuyến khích mở rộng diện tích làm đất bằng máy cày lớn.
2.7. Công tác bảo vệ thực vật:
Đảm bảo dự tính, dự báo chính xác, thông báo kịp thời để nông dân chủ động vật tư, phương tiện phòng trừ đạt hiệu quả.
Thường xuyên phát động, tổ chức và có cơ chế chính sách khuyến khích diệt chuột. Triển khai củng cố và mở rộng mô hình tổ đội diệt chuột đơn vị các tổ dịch vụ trong HTX. Tập trung ra quân đồng loạt diệt chuột đợt 1 khi tháo nước đổ ải gieo cấy lúa chiêm xuân, và lịch gieo mạ sân (giữ mạ) đây là đợt diệt chuột hiệu quả nhất trong năm. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ thuốc diệt chuột của tỉnh .
HTX thống nhất đầu tư­ và chỉ đạo các đơn vị tổ chức chỉ đạo xã viên đồng loạt tổ chức diệt chuột bảo vệ toàn bộ lượng mạ sân đảm bảo đủ mạ gieo cấy 100% diện tích bằng nguồn thuốc tỉnh cấp hỗ trợ, mồi đảo bả HTX trích quỹ đầu tư­ (không thu tiền thuốc của xã viên).
Tăng cường công tác quản lý nhà nước của UBND xã,và các cơ quan chuyên môn trong quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
2.8.Tăng cường công tác Khuyến nông, chuyển giao Khoa học kỹ thuật.
Chủ động trong công tác tập huấn chuyển giao KHKT, tuyên truyền các mô hình mới trong sản xuất nông nghiệp, giới thiệu các cây, con giống cho hiệu quả kinh tế cao; áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiên tiến, biện pháp chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thuỷ sản và trên các loại cây trồng; khuyến cáo sâu rộng đến người sản xuất.
Theo dõi và chỉ đạo sát sao các mô hình sản xuất tập trung, mô hình giống mới.Đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất: Khuyến khích đầu tư phát triển cơ giới hóa các khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch; tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất.
3. Nhóm giải pháp về quy vùng sản xuất tập trung, liên kết sản xuất:
Cấp ủy, chính quyền địa phương xác định mục tiêu quy vùng sản xuất tập trung là một trong các nội dung quan trọng trong việc hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm.
Trên cơ sở quy hoạch sản xuất trong quy hoạch sản xuất nông thôn mới đã được duyệt đề nghị cấp ủy, chính quyền ,xác định rõ từng vùng, quy mô diện tích, đối tượng sản xuất để tập trung xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả.Áp dụng đồng bộ các giải pháp để thực hiện quy vùng sản xuất tập trung trong đó có các giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo, chuyên môn nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, cơ chế chính sách, thi đua khen thưởng.
Giữ vững các vùng sản xuất tập trung đã được xây dựng, phấn đấu mở rộng thêm vùng sản xuất quy mô 30 ha trở lên .
Khuyến khích phát triển mô hình liên kết bốn nhà " nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nhà nông" và mô hình liên kết hai nhà " nhà doanh nghiệp - nhà nông", trong đó mô hình liên kết 2 nhà là chủ yếu. Nâng cao hơn nữa vai trò của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, hợp tác xã chuyên ngành, tổ hợp tác trong việc cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm cho nông dân; hình thành mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua hợp đồng kinh tế giữa hợp tác xã, tổ hợp tác ( đại diện cho các hộ nông dân) với doanh nghiệp để nâng cao tính pháp lý và hiệu quả trong sản xuất, tiêu thụ nông sản.
4. Nhóm giải pháp cơ chế, chính sách:
4.1. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ của tỉnh,huyện theo kế hoạch .
4.2 Chính sách của huyện:
a. Hỗ trợ vùng sản xuất lúa tập trung có quy mô từ 30 ha trở lên
- Loại giống: Thiên ưu 8, bắc thơm 7,
- Quy mô vùng sản xuất: 30 ha/vùng trở lên thực hiện theo quy trình thâm canh “ một vùng, một giống, một thời gian”.
- Hình thức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ giá giống đối với vùng SX tập trung quy mô 30 ha trở lên, mức hỗ trợ 10.000đ/kg thóc giống.
(Vị trí Tại liên cánh đồng Chu thuộc xóm 6 +11 thôn Mai xá.)
4.3 Xây dựng các mô hình:
* Xây dựng mô hình giống lúa VNR 20:
- Địa điểm thực hiện mô hình dự kiến tại: Xãm 6 thôn Trung
- Diện tích: quy mô tối thiểu 3 ha/vùng
- Hình thức và mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ tiền giống: 18.000 đồng/kg, định mức tối đa 2 kg/sào.
* Xây dựng mô hình giống lúa BC 15 mới
- Địa điểm thực hiện mô hình dự kiến tại: Xãm 10 thôn Mai xá¸
- Diện tích: mỗi xã 1 mô hình từ 5 ha trở lên.
- Hình thức và mức hỗ trợ:
+ Hỗ trợ tiền giống: 16.000 đồng/kg, định mức tối đa 2 kg/sào.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Đảng ủy tăng cường việc lãnh đạo, chỉ đạo UBND xã, HTX dịch vụ nông nghiệp, MTTQ và các đoàn thể nhân dân, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất của địa phương và từng đơn vị. Thường xuyên kiểm tra và có chủ trương, biện pháp cụ thể chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch.
- UBND xã, HTXDVNN trên cơ sở kế hoạch sản xuất của huyện xây dựng được kế hoạch sản xuất cụ thể của địa phương. Trực tiếp chỉ đạo các tổ dịch vụ nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với cơ quan chuyên môn của huyện tổ chức thực hiện tốt kế hoạch sản xuất đã đề ra; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của tỉnh và huyện,xã. Có biện pháp khắc phục việc gieo cấy sớm trước lịch .Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trong cung ứng kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất trên địa bàn; chỉ đạo tốt công tác phòng trừ sâu bệnh, chuột hại. Chỉ đạo đảm bảo gieo cấy hết diện tích. Tuyên truyền, vận động nhân dân tiến hành quy vùng sản xuất tập trung theo quy mô lớn.
- HTX dịch vụ nông nghiệp làm tốt chức năng tham mưu cho UBND xã, trong xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất. Có kế hoạch và biện pháp cụ thể thực hiện tốt các nội dung dịch vụ theo đề án sản xuất kinh doanh của đơn vị; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ sản phẩm DV công ích thủy lợi theo Nghị định của Chính phủ, phục vụ thuận lợi cho các hộ gia đình xã viên, bảo vệ thực vật, cung ứng giống, vật tư nông nghiệp, tiêu thụ nông sản. Tổ chức vận động xã viên tiếp thu những tiến bộ KHKT và xây dựng các mô hình trình diễn; thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của tỉnh , huyện và của địa phương.
- Phối hợp chặt chẽ với MTTQ và các đoàn thể nhân dân, xây dựng chương trình, kế hoạch, biện pháp cụ thể động viên hội viên, đoàn viên tích cực tham gia thực hiện các nội dung kế hoạch sản xuất theo định hướng của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Sản xuất vụ chiêm xuân có tầm quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2022, UBND xã yêu cầu các cơ quan chức năng của xã,cấp ủy, chính quyền, đoàn thể nhân dân trong xã,HTX dịch vụ nông nghiệp quan tâm chỉ đạo chặt chẽ, làm tốt việc tuyên truyền vận động để nhân dân tin tưởng hăng hái tham gia thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra./.
Nơi nhận:
- Phòng NN&PTNT Huyện để BC
- Th­ờng trực Đảng ủy;
- Th­ờng trực HĐND Xã;
- Ban Th­ờng vụ Đảng ủy,
- Lãnh đạo UBNDXã;
- HTX DV nụng nghiệp;
- L­u: VP TM.UBND Xã HIệP LựC
Chủ tịch
Lê L­ương H­ường

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ HIỆP LỰC - HUYỆN NINH GIANG

Trưởng Ban Biên tập: Ông lê lương hường

Địa chỉ: ubnd xã hiệp lực

Điện thoại: 0385871961

Email: leluongnoi@gmail.com

 
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 3
Tất cả: 27,826