TIN TỔNG HỢP KHÁC
KẾ HOẠCH Hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn xã Hiệp Lực trên địa bàn xã Hiệp Lực năm 2021
19/04/2021 09:56:14

Thực hiện Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 06/4/2021 của UBND huyện Ninh Giang về Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Ninh Giang năm 2021; Ủy ban nhân dân xã Hiệp Lực xây dựng kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 trên địa bàn xã,

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ HIỆP LỰC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 28/KH-UBND

Hiệp Lực, ngày 19 tháng 4 năm 2021

KẾ HOẠCH

Hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp

trên địa bàn xã Hiệp Lực năm 2021


Thực hiện Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 06/4/2021 của UBND huyện Ninh Giang về Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Ninh Giang năm 2021;

Ủy ban nhân dân xã Hiệp Lực xây dựng kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 trên địa bàn xã, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường quản lý toàn diện đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp đang hoạt động trên địa bàn xã;

- Tạo sự chuyển biến tích cực về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp trên phạm vi toàn xã.

2. Yêu cầu

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hai cấp huyện, xã trong công tác Quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp;

- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan chuyên môn hai cấp huyện và xã trong công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm mang lại hiệu quả thiết thực.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt các quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT, ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT.

II. NỘI DUNG

1. Tiếp tục thực hiện công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm với các nhiệm vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất, kinh doanh đảm bảo các biện pháp phòng chống chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.

2. Xây dựng và phát triển các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, các sản phẩm chủ lực của xã; xây dựng mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm. Tuyên truyền, khuyến khích nông dân áp dụng rộng rãi các mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, tiêu chuẩn xuất khẩu. Tổ chức liên kết, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, bao gói, ghi nhãn, dán tem truy xuất nguồn gốc điện tử.

3. Tổ chức thực hiện việc ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn xã theo quy định.

4. Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm, các hóa chất ngoài danh mục cho phép; kiểm soát chặt chẽ chất lượng vật tư nông nghiệp, quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm. Kiểm soát hiệu quả các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thu gom, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp.

5. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về an toàn thực phẩm, công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý vi phạm về an toàn thực phẩm để mọi người dân biết và lựa chọn thực phẩm an toàn.

6. Phối hợp với cơ quan chuyên môn của huyện tiến hành kiểm tra việc đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn xã; Phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện tiến hành thanh tra, kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các cơ sở có buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ngoài danh mục được phép sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cán bộ địa chính phụ trách Nông nghiệp xã:

Tham mưu cho UBND xã chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các thôn tổ chức thực hiện việc ký cam kết và kiểm tra việc thực hiện ký cam kết trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Thông tư 17/2018/TT-BNNPTNT trên địa bàn thôn mình quản lý.

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện trong việc thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; các cơ sở sơ chế, chế biến nông sản, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn xã;

Phối kết hợp với Ban quản trị HTX tham mưu xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, sản xuất an toàn theo chuỗi liên kết. Tham mưu UBND xã xây dựng mô hình mỗi xã một sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng cộng nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Định kỳ hàng tháng tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, báo cáo về UBND huyện thông qua phòng Nông nghiệp huyện theo quy định.

2. Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp:

Tuyên truyền, hướng dẫn nông dân thực hiện các quy trình sản xuất an toàn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và thực hiện sản xuất trồng trọt theo hướng dẫn thực hành nông nghiệp tốt; hướng dẫn sử dụng các loại phân bón đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả, đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế ô nhiễm môi trường nhằm nâng cao nhận thức cho mọi người dân.

3. Đài Phát thanh xã:

Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Tuyên truyền, phổ biến cho người sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản biết về các mức xử phạt hành chính, thậm chí truy tố trách nhiệm hình sự các hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH 13 ngày 27/11/2015; Nghị định 178/2013/NĐ- CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

4. Các ban, ngành, đoàn thể xã:

Chỉ đạo, phối hợp với các chi hội trong thực hiện Kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 trên địa bàn xã;

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và vận động tới hội viên và mọi người dân (bao gồm người sản xuất, chế biến, lưu thông, buôn bán đến người tiêu dùng) tuân thủ quy định pháp luật về chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm.

Tuyên truyền, vận động hội viên, người dân tham gia phát hiện, tố giác các trường hợp sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật cấm, giả, nằm ngoài danh mục được phép lưu hành để xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Trên đây là kế hoạch hành động bảo đảm an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021 trên địa bàn xã Hiệp Lực. UBND xã yêu cầu Cán bộ chuyên môn và các ban ngành, đoàn thể và cơ sở các thôn trong xã phối hợp thực hiện./.

Nơi nhận:

- Phòng nông nghiệp huyện;

- TTr ĐU, TTr HĐND xã;

- Lãnh đạo UBND xã;

- Các ban, ngành, đoàn thể xã;

- BGĐ.HTXDVNN xã;

- Các cơ sở thôn;

- Lưu: VP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ HIỆP LỰC - HUYỆN NINH GIANG

Trưởng Ban Biên tập: Ông lê lương hường

Địa chỉ: ubnd xã hiệp lực

Điện thoại: 0385871961

Email: leluongnoi@gmail.com

 
Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tất cả: 0