THÔNG BÁO DIỄN BIẾN DỊCH HẠI TỪ NGÀY 30 THÁNG 8 ĐẾN NGÀY 08 THÁNG 9 VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Hiện nay, trà lúa mùa đang trong giai đoạn đòng già đến thấp tho trỗ, trà mùa trung đang giai đoạn đứng cái, làm đòng. Theo dự báo trong thời gian tới thời tiết liên tục có nắng nóng kèm mưa dông xen kẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát sinh gây hại và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hiệp Lực thông báo:
I. TÌNH HÌNH DỊCH HẠI:
1. Sâu cuốn lá:
Trưởng thành sâu cuốn lá nhỏ vũ hóa rải rác từ 24/8, vũ hóa rộ từ 27/8, sâu non nở rộ vào đầu tháng 9 (Từ mùng 5 đến mùng 9 tháng) gây hại trên lá đòng làm ảnh hưởng lớn tới năng suất nếu không được phòng trừ kịp thời.
2. Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn:
Bệnh tiếp tục phát sinh gây hại nặng sau các trận mưa dông trên một giống lúa nhiễm như: BC-15, TBR225, VNR20, Bắc thơm số 7 đặc biệt trên diện tích lúa bón phân mất cân đối, bón lai dai, thừa đạm. Tính đến ngày 30/8/2022, diện tích nhiễm toàn huyện là 05 ha, tỷ lệ nhiễm trung bình 7-10% số lá, nơi cao trên 30% số lá, với cấp bệnh phổ biến C3-C5, nơi cao Cy. Trong thời gian tới bệnh tiếp tục phát triển nhanh và sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lúa nếu không được phòng trừ kịp thời.
3, Bệnh khô vằn và bệnh đen lép hạt:
- Bệnh khô vằn: Bệnh phát sinh gây hại trên nhiều giống lúa gây hại tới cuối vụ, hại nặng trên diện tích lúa cấy dầy và bón phân không cân đối;
- Bệnh đen lép hạt: Bệnh phát sinh gây hại khi lúa trổ trong điều kiện thời tiết có không khí lạnh, ẩm độ không khí cao, nắng mưa xen kẽ gây hiện tượng lép và đen hạt làm giảm năng suất.
4. Bệnh đạo ôn cổ bông:
- Bệnh có thể phát sinh gây hại trên diện tích lúa mẫn cảm với bệnh như BC15, Q5, TBR 225, nếp... nếu khi lúa trỗ gặp điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển (biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao, ẩm độ không khí cao, mưa, dông hoặc sương về đêm...).
5. Chuột hại:
- Chuột tiếp tục gây hại rải rác trên các trà lúa, hại nặng trên diện tích lúa ven gò đống cao, khu vực thiếu nước, khu dân cư...
II. BIỆN PHÁP PHÒNG:
1. Sâu cuốn lá nhỏ:
Dự kiến sâu cuốn lá nhỏ sẽ nở rộ từ 5/9/2022 – 09/9/2022, Nhận định lứa sâu này có nguy cơ gây hại nặng cho lá đòng và ảnh hưởng lớn tới năng suất lúa nếu không phòng trừ kịp thời. HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hiệp Lực hướng dẫn các hộ nông dân phun trừ sâu cuốn lá nhỏ khi mật độ sâu non từ 20con/m2 trở lên bằng một trong các loại thuốc sau: Vayego 200SC, Director 70EC, Match 50EC hoặc Sunsec 600WG (liều lượng phận 2 gói cho một sào), Vitako 40WG (liều lượng phun 2 gói cho một sào), Takumi 20WG, Obaone 95WG, Foos Sure 68WG, Prevathon 5 SC...
* Thời gian phun: từ 06/9 – 09/9/2022.
2. Bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn:
Trong điều kiện thời tiết từ nay đến cuối vụ diễn biến còn nhiều phức tạp nếu không chủ động phun thuốc phòng trừ sớm, triệt để và kịp thời có thể xuất hiện nhiều diện tích nhiễm bệnh gây hại làm ảnh hưởng tới năng suất cuối vụ vì vậy nông dân cần phun phòng bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn sau mỗi trận mưa dông (đối với giống lúa nhiễm), lúa đã bị bệnh phải phun nhắc lại sau 3-5 ngày bằng một trong các loại thuốc sau: ToTan 200WP, Starner 20WP, Maplotus. 125WP Yehatot 900SP, Banking 110WP, Avikuân 102SP... Phun thuốc khi lá lúa đã khô để hạn chế lan truyền dịch vi khuẩn ra diện rộng,
3. Bệnh khô vằn và đen lép hạt:
- Bệnh khô vằn: Các hộ nông dân chủ động phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện bằng một trong các loại thuốc nội hấp và lưu dẫn sau: Amylatop 325SC, Scooter 300EC, Amistartop 325SE, Eminent 125/150SE, Uni-Dipro 300EC... (pha 15ml thuốc cho 16-20 lít phun cho một sào), Anvil 5SC, UNI-HEXMA 5SC, ...(pha 40ml thuốc cho 16-20 lít phun cho một sào).
- Bệnh đen lép hạt: Các hộ nông dân phun phòng bệnh khi lúa bắt đầu trỗ bằng một trong các loại thuốc sau: Eminent 125/150SE, Amylatop 325SC, Amistar top 325 SE, Tilsuper 300 EC, Nevo 330 EC, Scooter 300 EC...
4. Bệnh đạo ôn cổ bông:
Các hộ dân chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông đổi với diện tích lúa mẫn cảm với bệnh như BC-15, Q5, nếp... (nếu lúa trổ gặp điều kiện thời tiết trời âm u, biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm cao, có sương về đêm hoặc có mưa) bằng một trong các loại thuốc sau: Amylatop 325SC, Amistar top 325 SE, Filia 525 SE, KaTaNa 20SC, Natrivo 750WG, Eminent 125/150SE...
* Lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Đối với sâu cuốn lá, sau khi phun từ 3-4 ngày phải kiểm tra lại nếu phát hiện mật độ sâu non còn cao thì phải phun nhắc lại;
- Khi phòng trừ các loại sâu bệnh tuyệt đối không phun thuốc vào thời gian bông lúa tung phấn (từ 9h đến 14h);
- Khi lúa lúa đang bị bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc vi khuẩn, tuyệt đối không được bón thêm phân đạm và không được phun phân bón qua lá, kích thích sinh trưởng...);
- Khi phun phải đảm bảo đủ 16-20 lít thuốc đã pha cho một sào.
5. Chuột hại:
Tiếp tục diệt trừ chuột bằng các biện pháp trong đó chú trọng biện pháp thủ công như dùng đèn soi bắt, đập, dùng bẫy bán nguyệt... Nghiêm cấm việc dùng điện để diệt chuột dưới mọi hình thức.
III. ĐỀ NGHỊ:
1.Các ông bà tổ trưởng tổ Dịch vụ và Tổ bảo vệ thực vật xã :
+ Tăng cường bám sát đồng ruộng, phối hợp chặt chẽ với cán bộ phụ trách xã bộ phận Trồng trọt và BVTV của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện để điều tra, dự tính, dự báo và tuyên truyền, hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh kịp thời kịp thời, hạn chế việc nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật tràn lan không đúng diện tích, thời điểm, loại thuốc gây lãng phí và ô nhiễm môi trường;
+ Thường xuyên báo cáo về diễn biến tình hình sâu bệnh về Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện (qua bộ phận Trồng trọt và BVTV).
2. Đài truyền thanh xã:
Kịp thời, tích cực tuyên truyền, đưa tin về diễn biến dịch hại và biện pháp phòng trừ trên hệ thống loa truyền thanh để các hộ nông dân chủ động trong công tác phòng trừ.
3. Các đại lý kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn huyện: cung ứng các loại thuốc chất lượng và có trách nhiệm hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn.
4. Các hộ nông dân:
+ Chủ ý theo dõi diễn biến dịch hại và biện pháp phòng trừ trên đài phát thanh huyện, xã, thôn, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo 4 đúng và thu gom bao bì sau khi sử dụng về đúng nơi quy định./.