HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT CHĂM SÓC BÓN ĐÓN ĐÒNG CHO LÚA
VỤ XUÂN 2022
Qua kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển các trà lúa, giống lúa trên địa bàn xã, hiện nay lúa Chiêm xuân đang sinh trưởng phát triển tốt, các trà lúa đang ở thời kỳ cuối đẻ nhánh đến đứng cái làm đòng.
Đề giúp cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh, hình thành đòng, bông to nhiều hạt chắc, trỗ thoát nhanh và đều trong khung thời vụ, cho chất lượng gạo ngọn. HTXDVNN xã Hiệp Lực hướng dẫn, khuyến cáo nông dân một số biện pháp chăm sóc bón đón đòng cho lúa xuân như sau:
1. Điều tiết nước:
- Đối với trà xuân muộn gồm các giống như Thiên ưu 8, VNR20, BCI5, Bắc thơm... khi ruộng lúa đã đẻ đủ số dảnh hữu hiệu, kín hàng, cần tiến hành tháo rút nước để ruộng cạn khô khoảng 5-7 ngày, mục đích hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, giúp rễ ăn sâu, chống đổ cho lúa, sau đó tiếp tục cho nước vào ruộng và duy trì mực nước 5-6 cm và bón đón đòng.
2. Phần bón đón đòng:
Đối với trà xuân muộn lúa đang ở thời kỳ cuối đẻ nhánh, các ông bà tổ trưởng tổ dịch vụ cùng các hộ nông dân theo dõi sinh trưởng lúa và tiến hành bón đón đòng cho lúa sau trà xuân trung 5-7 ngày. Phân bón cho lúa ở giai đoạn lúa đứng cái làm đòng, các hộ cần tăng cường sử dụng phân bón có hàm lượng Kali cao.
- Không nên bón đạm đơn, không sử đụng các loại phân bón lá có hàm lượng đạm cao, các chất kích thích sinh trưởng vào giai đoạn lúa làm đòng sẽ gây thừa đạm, lá non, mềm dễ bị sâu bệnh gây hại;
- Không được bón thêm phân đạm đơn hoặc phun các loại phân bón qua lá có hàm lượng đạm cao, các chất kích thích sinh trưởng cho các ruộng lúa đang bị nhiễm bệnh đạo ôn;
Trên đây là hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc bón đón đòng cho lúa vụ xuân 2022, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hiệp Lực để nghị các ông bà Tổ trưởng tổ DVNN, cùng các hộ nông dân tăng cường kiểm tra đồng ruộng, áp dụng các biện pháp nêu trên để có một vụ xuân đạt kết quả cao./.
Nơi nhận: · TTDVNN huyện; · UBND xã; · Truyền thanh xã; · Lưu HTX. | TM. HTXDVNN XÃ HIỆP LỰC GIÁM ĐỐC Bùi Ngọc Điềm |